Tiến hành giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa bằng trọng tài thương mại có được không?

Thỏa thuận của hai bên có hợp pháp và được giải quyết bằng trọng tài thương mại hay không? Thế nào là phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm? Quyết định trọng tài được thì hành như thế nào?

Nội dung chính

    Thỏa thuận của hai bên có hợp pháp và được giải quyết bằng trọng tài thương mại hay không? 

    Vì bạn không cung cấp cho chúng tôi về điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên bạn có thể dựa quy định sau tại Luật Trọng tài thương mại 2010 để xem xét tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài:

    Thoả thuận trọng tài vô hiệu
    1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
    2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
    3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
    4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
    5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
    6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

    Trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Theo như những thông tin bạn đưa ra, thì tranh chấp giữa công ty bạn và công ty A là tranh chấp kinh doanh thương mại; hai bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu thỏa thuận trọng tài là hợp pháp thì tranh chấp này hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài

    Tiến hành giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa bằng trọng tài thương mại có được không? (Hình từ internet)

    Thế nào là phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm? Quyết định trọng tài được thì hành như thế nào?

    Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm có nghĩa sẽ không bị thay đổi và có giá trị bắt buộc thi hành. Không giống như Tòa án là nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, bạn có thể kháng cáo lên Tòa phúc thẩm. Đối với trọng tài một khi phán quyết trọng tài được đưa ra thì hai bên bắt buộc phải chấp hành.

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

    Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

     

    8