Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Thuyên chuyển công tác có phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị hiện tại?

Nay em muốn chuyển công tác về thành phố có được không? em có phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị hiện tại không?

Nội dung chính

    Thuyên chuyển công tác có phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị hiện tại?

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật viên chức 2010 về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

    “4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật”. 

    Ngoài ra, tại Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác:

    “1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.

    2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản”.

    Với trường hợp bạn muốn xin thuyên chuyển công tác về đơn vị mới thì bạn phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị mà bạn đang công tác. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc.

    Để chuyển công tác đến nơi làm việc mới, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

    - Đơn xin chuyển công tác

    - Bản tự kiểm điểm cá nhân (có ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý).

    - Sơ yếu lý lịch theo mẫu.

    - Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan, đơn vị chị đang công tác.

    - Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan, đơn vị mới.

    - Phiếu nhận xét đánh giá viên chức.

    Trường hợp của bạn bắt buộc phải có văn bản đồng ý tiếp nhận của Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nơi mà bạn chuyển đến.

    Về thẩm quyền giải quyết: Hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.  

    Trân trọng!

    6