Thực phẩm bị thu hồi bắt buộc do không đảm bảo an toàn thì bị xử lý ra sao? Chủ sản phẩm đó có được can thiệp vào xử lý không?

Qua tìm hiểu tôi có biết thực phẩm không đảm bảo an toàn bên cạnh thu hồi tự nguyện thì còn có thu hồi bắt buộc, vậy với trường hợp thu hồi bắt buộc thì sau khi bị thu hồi thực phẩm đó bị xử lý như thế nào? Chủ sản phẩm đó có được can thiệp vào xử lý không?

Nội dung chính

    Thực phẩm bị thu hồi bắt buộc do không đảm bảo an toàn thì bị xử lý ra sao? Chủ sản phẩm đó có được can thiệp vào xử lý không?

    Tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định như sau:

    Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 17 Thông tư 43/2018/TT-BCT, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm đề xuất. Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ sản phẩm áp dụng.

    => Như vậy, với trường hợp thu hồi sản phẩm theo trình tự bắt buộc thì chủ sản phẩm được đề xuất cách xử lý đối với sản phẩm bị thu hồi, rồi được chấp nhận hay không thì sao đó bạn sẽ biết.

    Cụ thể là theo Khoản 1 Điều 19 Thông tư 43/2018/TT-BCT: Sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau:

    - Khắc phục lỗi ghi nhãn: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;

    - Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;

    - Tái xuất: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;

    - Tiêu hủy: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này và các trường hợp cần thiết khác quy định tại Điều 18 Thông tư này.

    22