08:25 - 23/01/2025

Thực hư việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông? Nghị định 168 có bị bãi bỏ không?

Thực hư việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông? Nghị định 168 có bị bãi bỏ không? Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Thực hư việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông? Nghị định 168 có bị bãi bỏ không?

    Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe (còn gọi là Nghị định 168 về giao thông), có hiệu lực thi hành từ 01/01/2025.

    Trong đó, Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

    Hiệu lực thi hành
    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Quy định tại điểm m khoản 3 Điều 6, điểm e khoản 4 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định này có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

    Căn cứ các quy định này, trừ một số điều khoản tại khoản 2 Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì các nội dung khác của Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    Vừa qua, nhiều thông tin về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông được lan truyền trong công chúng. Tuy nhiên, việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào xác nhận. Vì vậy, thông tin về việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông là không đúng sự thật.

    Thực hư việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông? Nghị định 168 có bị bãi bỏ không?

    Thực hư việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông? Nghị định 168 có bị bãi bỏ không? (Hình từ Internet)

    Tổng hợp 08 lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức phạt tiền đối với mô tô, xe gắn máy theo Nghị định 168 về giao thông?

    Căn cứ Nghị định 168/2024/NĐ-CP, dưới đây là danh sách tổng hợp 08 lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức phạt tiền đối với mô tô, xe gắn máy theo Nghị định 168 về giao thông:

    - Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông từ 800.000 - 01 triệu đồng lên 04 - 06 triệu đồng;

    - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở từ 04 - 05 triệu đồng lên 06 - 08 triệu đồng;

    - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở từ 06 - 08 triệu đồng lên 08 - 10 triệu đồng;

    - Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h từ 04 - 05 triệu đồng lên 06 - 08 triệu đồng;

    - Điều khiển xe mô tô đi vào đường cao tốc từ 02 - 03 triệu đồng lên 04 - 06 triệu đồng;

    - Đi ngược chiều của đường một chiều từ 01 - 02 triệu đồng lên 04 - 06 triệu đồng;

    - Điều khiển xe lạng lách, đánh võng từ 06 - 08 triệu đồng lên 08 - 10 triệu đồng;

    - Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất từ 06 - 08 triệu đồng lên 08 - 10 triệu đồng.

    Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:

    (1) Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

    Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

    (2) Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

    Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.

    (3) Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong các trường hợp sau đây:

    - Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    - Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;

    - Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Hữu Hòa
    1471
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ