Thực hiện như thế nào về việc lập, phê duyệt và chấp hành dự toán trong lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất?

Việc lập, phê duyệt và chấp hành dự toán trong lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật sẽ như thế nào?

Nội dung chính

    Việc lập, phê duyệt và chấp hành dự toán trong lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất được thực hiện ra sao?

    Tại Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BTC có quy định như sau:

    Lập, phê duyệt và chấp hành dự toán
    1. Nguyên tắc lập, phê duyệt và chấp hành dự toán
    Lập, phê duyệt, chấp hành dự toán các khoản chi trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm a, điểm b, điểm khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành về lập, phê duyệt, chấp hành dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước.
    2. Căn cứ lập dự toán các khoản chi trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa
    a) Danh mục dự án có sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP; danh mục dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;
    b) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    c) Chính sách, chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
    3. Lập, phê duyệt và chấp hành dự toán
    a) Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đơn vị trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế lập dự toán chi theo từng nội dung chi quy định tại Điều 5 Thông tư này, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
    b) Sau khi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý khu kinh tế phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị được giao thực hiện theo quy định;
    c) Trường hợp phát sinh dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đơn vị trực thuộc Ban quản lý khu kinh tế lập bổ sung dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

    Như vậy, việc lập, phê duyệt và chấp hành dự toán trong lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất được thực hiện theo quy định Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BTC:

    - Nguyên tắc: Lập, phê duyệt và chấp hành dự toán theo quy định về ngân sách nhà nước.

    - Căn cứ: Dự án phải đấu thầu theo quy định pháp luật và dựa trên danh mục, kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã được phê duyệt.

    - Quy trình:

    + Lập dự toán: Cơ quan chuyên môn lập dự toán chi, tổng hợp vào ngân sách hàng năm và trình cấp có thẩm quyền

    + Phê duyệt: Sau khi phê duyệt, phân bổ dự toán cho các đơn vị thực hiện.

    + Điều chỉnh: Nếu có dự án mới trong năm, lập bổ sung dự toán và trình phê duyệt.

    Thực hiện như thế nào về việc lập, phê duyệt và chấp hành dự toán trong lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất? (Hình từ Internet)

    Quản lý chi trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa

    Tại Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-BTC có quy định như sau:

    1. Trường hợp bên mời thầu là đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện các công việc lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất quy định tại Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP: Việc quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa thực hiện theo quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

    2. Trường hợp bên mời thầu là đơn vị hành chính tổ chức thực hiện các công việc lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP: Việc quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.

    3. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu thuê tư vấn lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc tại Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, kinh phí thuê tư vấn thực hiện như sau:

    a) Tổng mức chi trong lựa chọn nhà đầu tư đã có thuế (bao gồm các chi phí cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu tự thực hiện) không vượt quá dự toán được duyệt cho công việc thuê tư vấn.

    b) Giá trị thanh toán cho đơn vị tư vấn được thực hiện theo Hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu và đơn vị tư vấn.

    c) Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí quy định tại điểm b Khoản này được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    14