Thực hiện như thế nào đối với cơ chế khoán chi đối với Nhà nước Ngân hàng Nhà nước theo quy định?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Thực hiện như thế nào đối với cơ chế khoán chi đối với Nhà nước Ngân hàng Nhà nước theo quy định? Phần kinh phí tiết kiệm được do thực hiện khoán thì sao?

Nội dung chính

    Thực hiện như thế nào đối với cơ chế khoán chi đối với Nhà nước Ngân hàng Nhà nước theo quy định?

    Ngày 10/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 5.000 (năm ngàn) tỷ đồng. Việc thay đổi mức vốn pháp định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    Cơ chế khoán chi đối với Nhà nước Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 15 Nghị định 07/2006/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    - Xác định mức khoán chi đối với các khoản chi của Ngân hàng Nhà nước trừ các khoản chi nêu tại khoản 1, điểm c khoản 2, điểm a khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 14 Nghị định này.

    - Trích một phần từ chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước để bổ sung kinh phí khoán.

    - Phần kinh phí tiết kiệm được do thực hiện khoán được sử dụng để bổ sung thu nhập cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước và sử dụng vào các mục đích khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế khoán và xác định mức khoán cụ thể đối với Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về cơ chế khoán chi đối với Nhà nước Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 07/2006/NĐ-CP.

    25
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ