Thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được lấy từ nguồn nào theo quy định của pháp luật?

Thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được lấy từ nguồn nào theo quy định của pháp luật? Hình thức của việc thu thập thông tin quản lý rủi ro như thế nào?

Nội dung chính

    Thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được lấy từ nguồn nào theo quy định của pháp luật?

    Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 81/2019/TT-BTC có quy định về nguồn thu thập thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như sau:

    Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn như sau:

    - Từ hệ thống thông tin, dữ liệu trong và ngoài ngành hải quan;

    - Từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực hải quan theo quy định tại Điều 107 và 108 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây viết tắt là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP);

    - Từ hải quan các nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    - Từ tiếp nhận thông tin của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cung cấp theo quy định của pháp luật;

    - Mua tin theo chế độ quy định;

    - Từ đường dây nóng hoặc thư điện tử (e-mail) của Tổng cục Hải quan;

    - Từ quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

    - Từ các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 81/2019/TT-BTC có quy định rõ về hình thức của việc thu thập thông tin quản lý rủi ro cụ thể như sau:

    Thông tin quản lý rủi ro được thu thập theo các hình thức sau:

    - Cung cấp, trao đổi dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, tin nhắn từ số điện thoại được cơ quan hải quan công bố chính thức;

    - Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện báo, fax, tài liệu giấy;

    - Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác.

    Ban biên tập phản hồi thông tin.

    8