Thời hạn để chủ hộ gia đình phải cam kết thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy chữa cháy

Chủ hộ gia đình phải cam kết thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy chữa cháy trước thời gian nào?

Nội dung chính

    Thời hạn để chủ hộ gia đình phải cam kết thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy chữa cháy? 

    Căn cứ theo Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2024 về tăng cường công tác PCCC đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh.

    Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

    - Trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn PCCC do đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng công bố, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành tài liệu hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn PCCC phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, hoàn thành trước ngày 30 tháng 7 năm 2024.

    - Chỉ đạo tổ chức rà soát, kiểm tra, phân loại, hướng dẫn các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini), nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ); yêu cầu người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình phải cam kết, có lộ trình thực hiện các giải pháp tăng cường PCCC do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đã ban hành và phải hoàn thành thực hiện các giải pháp trước ngày 30 tháng 3 năm 2025. Sau thời gian trên, nếu không tổ chức thực hiện phải dừng hoạt động cho đến khi thực hiện xong.

    - Chỉ đạo rà soát việc thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ). Trong quá trình cấp phép xây dựng, cải tạo đối với các loại hình nêu trên phải kiên quyết yêu cầu người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình thực hiện các giải pháp, điều kiện bảo đảm an toàn PCCC theo quy định.

    - Chỉ đạo tổ chức rà soát, thực hiện nghiêm việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện Điều 63a Luật PCCC, hoàn thành trong năm 2024.

    - Chỉ đạo rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đối với khu dân cư, khu vực cải tạo, chỉnh trang đô thị, giải tỏa để có biện pháp, giải pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; đặc biệt chú ý các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, CNCH. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc cơi nới chiếm dụng lối đi chung, cản trở đường giao thông và lối thoát nạn; việc câu, mắc đường dây dẫn điện, viễn thông không bảo đảm an toàn theo quy định

    - Chỉ đạo công khai danh sách các cơ sở không bảo đảm an toàn về PCCC trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, hoàn thành trước ngày 30 tháng 7 năm 2024.

    Như vậy, chủ hộ gia đình phải cam kết thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy chữa cháy trước ngày 30/3/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2024. Sau thời gian trên, nếu không tổ chức thực hiện phải dừng hoạt động cho đến khi thực hiện xong.

    Thời hạn để chủ hộ gia đình phải cam kết thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy chữa cháy (hình từ internet)

    Thời hạn để chủ hộ gia đình phải cam kết thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy chữa cháy (hình từ internet)

    Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

    Theo Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: 

    - Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:

    Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

    - Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    + Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

    + Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    + Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

    - Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trên phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

    - Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

    Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có nội quy phòng cháy chữa cháy?

    Tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:

    1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

    3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

    4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

    Như vậy, hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo có nội quy về phòng cháy và chữa cháy. Gia đình bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức quản lẩu và cũng sinh sống tại đấy thì bắt buộc gia đình bạn phải có nội quy phòng cháy và chữa cháy

    41