Theo quy định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu gồm những gì?

Theo quy định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu gồm những gì? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Theo quy định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu gồm những gì?

    Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu được quy định tại Điều 47 Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, theo đó: 

    - Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước.

    - Đề án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:

    + Đề xuất nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

    + Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;

    + Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu bao gồm: khối lượng; kỳ hạn (từ 01 năm trở lên); phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu;

    + Dự kiến kế hoạch phát hành và sử dụng vốn trái phiếu;

    + Phương án sử dụng và quản lý vốn trái phiếu và dự kiến việc mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);

    + Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;

    + Các cam kết của đối tượng được bảo lãnh đối với đối tượng mua trái phiếu;

    + Tình hình tài chính của ngân hàng chính sách trong 03 năm liền kề trước năm kế hoạch, bao gồm vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng thu, tổng chi, chênh lệch thu - chi và tình hình cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Nhà nước cho ngân hàng chính sách;

    + Tình hình huy động và sử dụng vốn thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước trong từng năm của 03 năm liền kề trước năm kế hoạch, trong đó nêu rõ:

    ++ Tổng nguồn vốn huy động trong từng năm phân theo từng loại nguồn vốn, trong đó bao gồm: nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và từ các nguồn huy động khác; nguồn vốn từ thu hồi cho vay; nguồn vốn gối đầu năm liền kề trước chuyển sang.

    ++ Tình hình sử dụng vốn trong từng năm, trong đó bao gồm: trả nợ gốc vốn huy động đến hạn (trong đó có chi trả nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu (dư nợ đầu năm, cho vay mới trong năm, thu hồi cho vay trong năm và dư nợ cuối năm); nguồn vốn chuyển sang năm sau và sử dụng vốn khác.

    + Tình hình phát hành, thanh toán nợ gốc, nợ lãi và dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 03 năm liền kề trước năm kế hoạch.

    - Văn bản phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách hoặc người được ủy quyền theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của ngân hàng chính sách.

    - Báo cáo tài chính của 02 năm trước năm liền kề năm kế hoạch đã được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập (trong trường hợp Kiểm toán nhà nước không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đó) và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm kế hoạch được Tổng giám đốc ngân hàng chính sách phê duyệt.

    - Các văn bản chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này:

    + Quyết định Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

    + Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình tín dụng mục tiêu khác của Nhà nước (nếu chương trình này chưa thuộc kế hoạch tăng trưởng tín dụng đã được phê duyệt).

     

    10