Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phân công thẩm phán giải quyết vụ án hành chính như thế nào?
Nội dung chính
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phân công thẩm phán giải quyết vụ án hành chính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án thì:
1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.
3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, đang xét xử mà Thẩm phán bị bệnh đột xuất, không thể tiếp tục xét xử được nhưng cũng không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Trên đây là nội dung về phân công thẩm phán giải quyết vụ án hành chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Tố tụng hành chính 2015 để nắm rõ quy định này.