Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải là gì?

Tôi rất quan tâm tới các quy định về an toàn, an ninh, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải là gì?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải là gì?

    Nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải được hướng dẫn tại Điều 125 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

    1. Việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình hàng hải phải tuân theo quy định có liên quan của pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố.
    2. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch có ảnh hưởng đến công trình hàng hải phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
    3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
    a) Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Bộ luật này;
    b) Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
    c) Nhân lực; địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
    d) Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;
    đ) Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình;
    e) Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;
    g) Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.

    Trên đây là nội dung về Nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải, được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

    19