Theo pháp luật Việt Nam, việc xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định như thế nào?
Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Nội dung chính
Theo pháp luật Việt Nam, việc xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 28 Nghị định 05/2017/NĐ-CP thì việc xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:
1. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền sau khi trục vớt nếu được bán cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất, nhập khẩu và thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản chìm đắm là hàng hóa hoặc các vật thể khác, sau khi được trục vớt nếu được bán tại Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
3. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền công vụ nước ngoài hoặc tàu chiến nước ngoài sau khi trục vớt thì được xử lý thông qua cơ quan ngoại giao.
Việc xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.