Theo pháp luật Việt Nam, làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu được quy định như thế nào?

Tôi hiện đang làm tại trạm y tế xã. Theo pháp luật Việt Nam, làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Theo pháp luật Việt Nam, làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu được quy định như thế nào?

    Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu được quy định tại Điều 46 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:

    1. Việc làm tan đông túi chế phẩm máu phải bảo đảm các điều kiện sau:
    a) Làm tan đông chế phẩm máu theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 18 Thông tư này;
    b) Thời gian từ khi kết thúc việc làm tan đông đến khi kết thúc việc truyền máu cho người bệnh không quá 06 giờ;
    c) Sau khi làm tan đông, phải kiểm tra tình trạng túi máu, chế phẩm máu quy định tại Khoản 2 Điều 41 Thông tư này. Nếu phát hiện túi máu không bảo đảm chất lượng thì phải hủy túi máu đó.
    2. Ủ ấm đoạn dây truyền đơn vị chế phẩm máu khi cần truyền nhanh và khối lượng lớn (trên 50 ml/kg/giờ ở người lớn và trên 15 ml/kg/giờ ở trẻ em). Nhiệt độ ủ ấm không vượt quá 37oC.

    Trên đây là quy định về Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT- BYT.

    9