Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Theo pháp luật Việt Nam, hình thức tổ chức hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo được quy định thế nào?

Tôi thấy những thông tin về khám chữa bệnh nhân đạo. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức tổ chức hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo quy định thế nào?

Nội dung chính

    Theo pháp luật Việt Nam, hình thức tổ chức hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo được quy định thế nào?

    Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được quy định tại Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BYT về khám, chữa bệnh nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

    1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:
    a) Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
    b) Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;
    c) Nhà hộ sinh;
    d) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;
    đ) Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
    2. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước.
    3. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài.
    4. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.
    5. Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    Trên đây là nội dung về hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2014/TT-BYT

    11