Theo pháp luật hiện hành, công an có quyền kiểm tra người dân mang số tiền lớn trên đường không?
Nội dung chính
Theo pháp luật hiện hành, công an có quyền kiểm tra người dân mang số tiền lớn trên đường không?
Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015, tiền (kể cả ngoại tệ) là tài sản không phải đăng ký sở hữu. Do vậy, về nguyên tắc, khi cá nhân di chuyển trong nước không phải mang theo bất kỳ tài liệu, giấy tờ nào để chứng minh họ là chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp (như thông qua ủy quyền…) số tiền đó.
- Khoản 1 Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy đinh về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Theo đó, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm (bất hợp pháp) quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
- Tuy nhiên, trong trường hợp có căn cứ rõ ràng chứng tỏ tài sản của một ai đó đang chiếm hữu, quản lý là tang vật của một vụ án hoặc có liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra, điều tra viên có quyền kiểm tra để làm rõ.
- Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, nếu bị kiểm tra, người được yêu cầu có nghĩa vụ phải chấp hành.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu tài sản đó không liên quan đến tội phạm thì sẽ được giao lại cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản. Trường hợp có căn cứ rõ ràng tài sản được kiểm tra là tang vật của vụ án thì thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền qua quyết định thu giữ, tạm giữ tài sản.