Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai bao gồm những nội dung gì?

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai bao gồm những nội dung gì? Đăng ký đất đai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất của người sử dụng đất và thời điểm báo cáo?

Nội dung chính

    Theo dõi và đánh giá quản lý về đất đai bao gồm các nội dung gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai
    1. Theo dõi và đánh giá đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các nội dung:
    a) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai;
    b) Tổ chức triển khai thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành;
    c) Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên ngành về đất đai; đăng ký, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; cấp Giấy chứng nhận; thống kê, kiểm kê đất đai;
    d) Lập, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
    đ) Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; phát triển quỹ đất;
    e) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
    g) Xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất, xác định giá đất cụ thể;
    h) Thực hiện thủ tục hành chính và các dịch vụ công về đất đai;
    i) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai;
    k) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

    Như vậy, việc theo dõi và đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về đất đai bao gồm nhiều nội dung quan trọng như quy định trên.

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai bao gồm những nội dung gì? (Ảnh từ Internet)Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai bao gồm những nội dung gì? (Ảnh từ Internet)

    Theo dõi và đánh giá việc sử dụng đất của người sử dụng đất bao gồm các nội dung gì?

    Người sử dụng đất cần chấp hành pháp luật về đất đai, theo đó tại khoản 2 Điều 101 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về việc theo dõi và đánh giá việc sử dụng đất được chấp hành pháp luật đó như sau:

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai
    ...
    2. Theo dõi và đánh giá đối với việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất bao gồm các nội dung:
    a) Việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất, gồm: đăng ký đất đai; sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất; thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; tuân thủ đúng quy định khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
    b) Tình hình vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn, gồm: lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất; sử dụng đất không đúng mục đích; không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất đối với dự án đầu tư.

    Theo đó, việc theo dõi và đánh giá chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất tập trung vào việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đăng ký, sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, và tuân thủ nghĩa vụ tài chính.

    Đồng thời, cần đánh giá tình hình vi phạm như lấn chiếm, hủy hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích, hoặc chậm triển khai dự án đầu tư.

    Việc đăng ký đất đai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất của người sử dụng đất thực hiện như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 101 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai
    ...
    5. Việc đăng ký đất đai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất của người sử dụng đất thực hiện như sau:
    a) Người sử dụng đất có trách nhiệm đăng ký đất đai quy định tại Điều 132 và Điều 133 Luật Đất đai;
    b) Tổ chức trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất hằng năm.
    Nội dung báo cáo gồm: tên tổ chức sử dụng đất; địa chỉ khu đất, thửa đất; diện tích khu đất, thửa đất (trong đó cần nêu rõ diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất chưa đưa vào sử dụng; diện tích đất bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp, liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn không đúng quy định); giấy tờ về quyền sử dụng đất; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

    Như vậy, người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký đất đai theo quy định và có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất hằng năm.

    Báo cáo này cần nêu rõ thông tin về tổ chức sử dụng đất, địa chỉ và diện tích đất, mục đích sử dụng đất, tình trạng tranh chấp hoặc lấn chiếm, và các nghĩa vụ tài chính liên quan.

    Và căn cứ tại khoản 6 Điều 101 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai
    ...
    6. Thời điểm báo cáo
    a) Tổ chức sử dụng đất để thực hiện dự án quy định tại điểm a khoản 4 Điều 232 Luật Đất đai và khoản 4 Điều này báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
    Các tổ chức sử dụng đất còn lại báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp trước ngày 31 tháng 12 hằng năm;
    b) Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 10 tháng 01 năm sau;
    c) Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 01 năm sau;
    d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau;
    đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 3 năm sau.

    Như vậy, thời hạn báo cáo tình hình sử dụng đất được quy định rõ cho từng cấp quản lý nhằm đảm bảo thống nhất thông tin.

    (1) Tổ chức sử dụng đất phải báo cáo trước ngày 31 tháng 12 hằng năm;

    (2) Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, và tỉnh lần lượt báo cáo lên cấp cao hơn vào tháng 1 năm sau;

    (2) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1 tháng 3.

    50
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ