Thế nào là dự án đầu tư xây dựng? Vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng xử lý ra sao?

Thế nào là dự án đầu tư xây dựng? Vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng xử lý ra sao? 

Nội dung chính

    Thế nào là dự án đầu tư xây dựng?

    Căn cứ khoản 15 điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định về dự án đầu tư xây dựng như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    15. Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Như vậy, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Thế nào là dự án đầu tư xây dựng? Vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng xử lý ra sao? (Hình ảnh từ internet)

    Vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng xử lý ra sao? 

    Căn cứ điều 12 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng như sau:

    Vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
    1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình theo quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
    b) Không trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định.
    2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình không đúng quy định.
    3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Phương án công nghệ và phương án thiết kế không phù hợp theo quy định;
    c) Không đảm bảo đủ vốn của dự án theo quy định;
    d) Không đảm bảo hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;
    đ) Không phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

    Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, “Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”.

    Như đã nêu ở trên, mức phạt tiền vi phạm hành chính cao nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm khảo sát xây dựng, nếu cá nhân là 60 triệu đồng, còn với tổ chức là 120 triệu đồng và phải khắc phục hậu quả sau vi phạm.

    UBND cấp nào có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng?

    Căn cứ điều 79 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm về đầu tư phát triển đô thị:

    Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
    1. Cảnh cáo.
    2. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
    3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
    4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
    5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

    Theo quy định ở trên mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là 120 triệu đồng mà UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đến 200 triệu đồng.

    Như vậy, UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về đầu tư phát triển đô thị.

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là bao lâu?

    Căn cứ khoản 1 điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt hành chính như sau:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.

    Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là 2 năm.

    25