Thẩm tra viên ngành thi hành án có được ghi biên bản cưỡng chế thi hành án theo pháp luật không?

Thẩm tra viên ngành thi hành án có được ghi biên bản cưỡng chế thi hành án không?

Nội dung chính

    Điều 67 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án dân sự bao gồm:

    - Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.

    - Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công.

    - Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.

    Ngoài ra, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 68 Nghị định này quy định về những việc thẩm tra viên không được làm, cụ thể là:

    - Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;

    - Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;

    - Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;

    - Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;

    - Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.

    Thẩm tra viên không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:

    - Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;

    - Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên thì thẩm tra viên có thể được ghi biên bản thi hành án nếu được giao nhiệm vụ.

    1