Tải mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN mới nhất? Cách viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2025
Nội dung chính
Tải mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN mới nhất?
Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2025 mới nhất được quy định tại Mẫu số 03/TNCN ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2025 mới nhất Tải về
Tải mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2025 mới nhất? Cách viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2025 (Hình từ Internet)
Cách viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2025
Có thể tham khảo cách viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2025 cụ thể như sau:
I. Thông tin tổ chức trả thu nhập
Điền đầy đủ thông tin tổ chức trả thu nhập bao gồm: Tên tổ chức trả thu nhập, Mã số thuế, Điện thoại, Địa chỉ đều được tự động lấy từ thông tin đơn vị đã khai báo ban đầu.
II. Thông tin người nộp thuế
[05] Họ và tên: Ghi chữ in hoa theo tên trên CMND/CCCD/Hộ chiếu.
[06] Mã số thuế: Ghi mã số thuế của người nộp thuế do Cơ quan thuế cấp.
[07] Quốc tịch: Khai trong trường hợp không phải quốc tịch Việt Nam. Nếu người nộp thuế có quốc tịch ở Việt Nam thì có thể để trống trường này.
[08] Cá nhân cư trú: Chọn nếu người nộp thuế là Cá nhân cư trú.
[09] Cá nhân không cư trú: Chọn nếu người nộp thuế là Cá nhân không cư trú.
[10] Địa chỉ hoặc điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại hoặc địa chỉ của người nộp thuế để phục vụ cho mục đích liên hệ giữa Cơ quan thuế và người nộp thuế.
[11] Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Điền CMND/CCCD nếu mang quốc tịch Việt Nam, điền Hộ chiếu nếu mang quốc tịch khác.
[12] Nơi cấp: Ghi Tỉnh/Thành phố đối với CMND/CCCD, điền Quốc gia đối với Hộ chiếu.
[13] Ngày cấp: Ngày cấp được ghi trên CMND/CCCD/Hộ chiếu.
III. Phần thông tin thuế TNCN khấu trừ
[14] Khoản thu nhập: Ghi loại thu nhập cá nhân nhận được như: thu nhập từ tiền lương, tiền công; đầu tư vốn; chuyển nhượng chứng khoán, …
[14a] Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: Số tiền đóng BHXH hoặc các loại bảo hiểm bắt buộc tương tự mà đơn vị đã nộp cho nhân viên (khoản trừ trên lương của nhân viên) – giống khoản đóng bảo hiểm bắt buộc ghi vào Thư xác nhận thu nhập mẫu giấy (Trường hợp nhân viên chưa đóng BHXH thì ghi = 0).
[15] Thời điểm trả thu nhập: Khoảng thời gian chi trả thu nhập cho nhân viên theo năm dương lịch. Có thể xuất chứng từ theo từng tháng hoặc theo khoảng thời gian
[16] Tổng thu nhập chịu thuế phải khấu trừ: Là tổng số thu nhập đơn vị đã trả cho cá nhân chưa có các khoản đóng góp hay giảm trừ gia cảnh.
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
[17] Tổng thu nhập tính thuế: Là tổng thu nhập tính thuế của cá nhân sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ người phụ thuộc.
Tổng thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Trong đó: Các khoản giảm trừ được quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013-TT-BTC.
[18] Số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ: Số tiền thuế mà đơn vị đã khấu trừ của người nộp thuế (tiền thuế đã khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến hoặc toàn phần của khoảng thời gian trả thu nhập)
[19] Số thu nhập cá nhân còn được nhận: Tổng thu nhập chịu thuế mà đơn vị đã trả cho người nộp thuế (Bằng chỉ tiêu [18] trên mẫu chứng từ giấy cũ).
Số thu nhập cá nhân còn được nhận = Tổng thu nhập chịu thuế phải khấu trừ – Số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ
Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là khi nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập chứng từ thuế TNCN cụ thể như sau:
Thời điểm lập chứng từ
Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.
Như vậy, thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là khi cá nhân bị khấu trừ thuế TNCN nêu trên.