Soạn thảo, đàm phán, phê duyệt Thỏa thuận quốc tế của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?

Việc soạn thảo, đàm phán và phê duyệt Thỏa thuận quốc tế của Kiểm toán Nhà nước được tiến hành ra sao, và quy trình cụ thể nào cần tuân thủ để đảm bảo đúng pháp luật?

Nội dung chính

    Soạn thảo, đàm phán, phê duyệt Thỏa thuận quốc tế của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?

    Việc soạn thảo, đàm phán, phê duyệt Thỏa thuận quốc tế của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 10 Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 ban hành Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước, cụ thể như sau:

    - Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp xây dựng dự thảo Thoả thuận quốc tế và tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài theo quy định pháp luật về ký kết và thực hiện Thỏa thuận quốc tế.

    - Trong trường hợp dự thảo Thoả thuận quốc tế do phía đối tác nước ngoài soạn thảo, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp tiến hành nhận xét, đánh giá dự thảo, đề xuất chấp nhận, sửa đổi hoặc từ chối dự thảo theo quy định pháp luật về ký kết và thực hiện Thỏa thuận quốc tế; báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.

    - Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì soạn thảo văn bản lấy ý kiến của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan về dự thảo Thỏa thuận quốc tế theo trình tự thủ tục qui định.

    - Căn cứ văn bản góp ý của các cơ quan, bộ ngành, Vụ Hợp tác quốc tế hoàn thiện dự thảo Thỏa thuận quốc tế, thống nhất với đối tác nước ngoài và trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt trước khi ký kết.

    16