Sinh hoạt phí của lưu học sinh Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Sinh hoạt phí của lưu học sinh Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Sinh hoạt phí của lưu học sinh Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 2 Mục I Phần 2 Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Lưu học sinh bắt đầu nhập học khóa đầu tiên khi làm thủ tục đi học ở nước ngoài được cấp tạm ứng trước chi phí đi đường và không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí tại Việt Nam. (Tiết này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG)
Sinh hoạt phí của lưu học sinh được cấp từ ngày nhập học đến ngày kết thúc thực tế nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức sinh hoạt phí quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Đối với lưu học sinh đi học theo diện Hiệp định, nếu sinh hoạt phí được nước ký kết Hiệp định đài thọ thấp hơn mức sinh hoạt phí Nhà nước quy định thì được cấp bù phần chênh lệch. Mức cấp bù thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01( cột C) kèm theo Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG.
Đối với lưu học sinh đi học theo diện Đề án 322 và Đề án chuyển đổi nợ Nga, mức sinh hoạt phí qui định tại Phụ lục 01 (cột B) kèm theo Thông tư này.
Đối với lưu học sinh đào tạo theo chương trình đào tạo phối hợp thì phần thời gian đào tạo tại Việt Nam, mức hỗ trợ học tập cho lưu học sinh quy định tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này.