Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG
Ngày ban hành 05/12/2007
Ngày có hiệu lực 01/01/2008
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Ngoại giao,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Phú Bình,Trần Văn Nhung,Trần Xuân Hà
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNGBỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NGOẠI GIAO
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ, CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ:
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”;
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 77/2001/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;
- Hiệp định hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và các nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;
- Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về xử lý nợ của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga ký ngày 13/9/2000 và công văn số 3663/VPCP-KG ngày 15/7/2004 của Văn phòng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng kinh phí xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga để đào tạo cán bộ Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4993/TB-VPCP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành văn bản sửa đổi Thông tư liên tịch số 88/2001/TTLT/BTC-BGDĐT-BNG ngày 06/11/2001, theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh sang lưu học sinh diện Hiệp định,
Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài  bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau
:

Phần 1:

QUI ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng:

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Đối với kinh phí cho bộ máy quản lý đào tạo lưu học sinh ở nước ngoài được ngân sách Nhà nước đảm bảo trong dự toán ngân sách cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với lưu học sinh được tuyển chọn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đi học trong các trường hợp sau đây:

- Theo các Hiệp định (hoặc thoả thuận) giữa Chính phủ Việt Nam và các nước hoặc giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và các nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là diện Hiệp định);

- Theo Đề án ”Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ” (sau đây gọi tắt là Đề án 322);

 - Theo Đề án ”Đào tạo công dân Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn chuyển đổi nợ với Liên bang Nga ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phần do Việt Nam quản  lý (sau đây gọi tắt là Đề án chuyển đổi nợ Nga).

3. Nội dung các khoản chi:

3.1/ Chi trong nước:

a. Chi phí cho cơ sở đào tạo Việt Nam theo hình thức đào tạo phối hợp;

b. Chi phí hỗ trợ học tập cho lưu học sinh trong thời gian học tập tại Việt Nam theo khuôn khổ Đề án đào tạo phối hợp;

c. Chi cho cho cơ sở đào tạo về công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho lưu học sinh trước khi ra nước ngoài học tập.

3.2/ Chi ở nước ngoài:

a. Học phí cho các cơ sở đào tạo ở nước ngoài;

b. Sinh hoạt phí của lưu học sinh;

c. Vé máy bay (hoặc vé tầu) cho lưu học sinh ;

d. Bảo hiểm y tế;

đ. Phí đi đường;

e. Khen thưởng cho lưu học sinh;

g. Hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng đối với lưu học sinh;

h. Phí chuyển và nhận tiền qua Ngân hàng (nếu có).

Phần 2:

[...]