Sau sáp nhập thị trấn Gò Quao, xã Vĩnh Phước B và xã Định An là xã gì?
Nội dung chính
Thị trấn Gò Quao, xã Vĩnh Phước B và xã Định An sau sáp nhập là xã gì?
Căn cứ khoản 58 Điều 1 Nghị quyết 1654/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang
Trên cơ sở Đề án số 395/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang như sau:
[...]
58. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Gò Quao, xã Vĩnh Phước B và xã Định An thành xã mới có tên gọi là xã Gò Quao.
[...]
Như vậy, thị trấn Gò Quao, xã Vĩnh Phước B và xã Định An sau khi sáp nhập sẽ hình thành xã mới có tên gọi là xã Gò Quao thuộc tỉnh An Giang.
Sau sáp nhập thị trấn Gò Quao, xã Vĩnh Phước B và xã Định An là xã gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về định hướng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp như sau:
(1) Dựa vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính tại Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
- Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp: Diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên; Quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng.
- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc xã miền núi, vùng cao và hải đảo: Quy mô dân số đạt từ 200% trở lên; Diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng.
- Phường hình thành sau sắp xếp: Diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;
- Xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo: Khi sắp xếp phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại mục (1).
(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định tại mục (1) và không thuộc trường hợp quy định tại mục (2) thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
() Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn bảo đảm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước theo tỷ lệ là giảm khoảng 60% đến 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:
Điều 12. Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính
1. Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2. Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính sau sắp xếp; quan tâm bố trí nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính sau sắp xếp; hướng dẫn, tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, iệc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau khi sắp xếp đơn vị hành chính được thực hiện như sau:
- Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ theo:
+ Quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công;
+ Hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
+ Bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh, nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp, có trách nhiệm:
+ Cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng;
+ Bố trí nhà ở công vụ, phương tiện công tác, nhu cầu đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp;
+ Hướng dẫn và tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách, đầu tư sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, đảm bảo điều kiện hoạt động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cấp xã.