Sắp tới từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023 sẽ điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí và lệ phí ra sao?

Sắp tới sẽ điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí và lệ phí từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023? Đối tượng nào thuộc diện được giảm phí và lệ phí?

Nội dung chính

    Sắp tới từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023, sẽ điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí và lệ phí ra sao?

    Ngày 28/04/2023, Bộ Tài Chính có ban hành Công văn 4296/BTC-CST năm 2023 về rà soát đề xuất giảm phí và lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

    Tại Công văn 4296/BTC-CST năm 2023 nhằm tiếp tục hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2023, Bộ Tài Chính có đề xuất tiếp tục thực hiện việc giảm các khoản phí và lệ phí trong năm 2023 như sau:

    - Tiếp tục giảm mức thu khoảng 35 khoản phí và lệ phí.

    - Thời gian áp dụng từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023.

    Ngoài ra, cần phải khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;

    - Rà soát và đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí và lệ phí (đánh giá tác động của giảm mức thu phí, lệ phí đề xuất; bao gồm cả trường hợp tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí và lệ phí trong 06 tháng cuối năm 2023 với mức giảm như quy định tại Thông tư 120/2021/TT-BTC.

    Lưu ý: Mức thu 36 khoản phí, lệ phí không bao gồm phí sử dụng đường bộ thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

    Sắp tới sẽ điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí và lệ phí từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023? (Hình ảnh từ Internet)

    Đối tượng nào thuộc diện được giảm phí và lệ phí?

    Tại khoản 1 Điều 10 Luật Phí và lệ phí 2015 có quy định về miễn, giảm phí, lệ phí như sau:

    Miễn, giảm phí, lệ phí

    1. Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

    2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.

    3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

    4. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

    Như vậy, đối tượng nào thuộc diện được giảm phí và lệ phí bao gồm:

    - Trẻ em, hộ nghèo;

    - Người cao tuổi, người khuyết tật;

    - Người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

    Và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

    Ai nào có thẩm quyền quy định phí, lệ phí?

    Tại Điều 4 Luật Phí và lệ phí 2015 có quy định về danh mục và thẩm quyền quy định phí, lệ phí như sau:

    Danh mục và thẩm quyền quy định phí, lệ phí

    1. Danh mục phí, lệ phí được ban hành kèm theo Luật này.

    2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí.

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí bao gồm:

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội;

    - Chính phủ;

    - Bộ trưởng Bộ Tài chính;

    - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    Bộ Tài Chính có thẩm quyền gì trong việc quản lý phí và lệ phí?

    Tại Điều 19 Luật Phí và lệ phí 2015 có quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài Chính như sau:

    Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính

    1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.

    2. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí.

    3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

    4. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí.

    5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

    6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trong việc quản lý phí và lệ phí thì Bộ Tài Chính có thẩm quyền như sau:

    - Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.

    - Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí.

    - Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

    - Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí.

    - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí.

    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí.

    3