Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Rà phá bom mìn vật nổ ở độ sâu đến 0,5 m được quy định thế nào?

Rà phá bom mìn vật nổ ở độ sâu đến 0,5 m được quy định như thế nào trong các tiêu chuẩn an toàn, và quy trình thực hiện là gì để đảm bảo hiệu quả?

Nội dung chính

    Rà phá bom mìn vật nổ ở độ sâu đến 0,5 m được quy định thế nào?

    Điều 34 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP (Có hiệu lực thi hành từ 05/11/2021) quy định về rà phá bom mìn vật nổ ở độ sâu đến 0,5 m như sau:

    - Trường hợp áp dụng: khu vực phải RPBM đến các độ sâu khác nhau tính từ đáy nước.

    - Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò, thuyền composit có máy đẩy; thuyền cao su; phao; neo làm bằng các loại vật liệu không nhiễm từ, dây đánh dấu đường dò, dây cáp nilon các loại; trang bị bảo đảm an toàn.

    - Trình tự thực hiện

    + Sử dụng thuyền composit căng dây kết hợp với các loại phao, neo chia nhỏ khu vực thành các ô dò có kích thước khoảng (25x25) m hoặc (50x50) m hoặc chiều dài, chiều rộng thực tế khu vực RPBM để chia ô; tùy theo địa hình và phương án thi công, căng dây chia ô dò thành các dải dò, mỗi dải dò rộng 1 m.

    + Kiểm tra xác định độ nhiễm từ của đất đáy nước để điều chỉnh máy dò cho phù hợp;

    + Dùng máy dò bom đặt trên thuyền cao su, tiến hành dò đúng yêu cầu kỹ thuật dọc theo dây đánh dấu đường dò (đầu dò phải luôn thẳng đứng và cách đáy nước từ 0,1 m đến 0,2 m). Sau khi dò xong, tiếp tục chuyển dây để dò dải tiếp theo.

    Trường hợp lưu tốc dòng chảy trên 1 m/s thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm kỹ thuật dò tìm và chất lượng công trình.

    Lưu ý về quy ước viết tắt:

    - Bom mìn vật nổ: BMVN.

    - Điều tra: ĐT.

    - Khảo sát: KS.

    - Rà phá bom mìn vật nổ: RPBM.

    - Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ: ĐT, KS, RPBM.

    4