Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m, đến 3 m hoặc đến 5 m được quy định thế nào?

Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m, 3 m hoặc 5 m được quy định như thế nào, và quy trình thực hiện phải đảm bảo an toàn ra sao cho người lao động?

Nội dung chính

    Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m, đến 3 m hoặc đến 5 m được quy định thế nào?

    Điều 36 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP (Có hiệu lực thi hành từ 05/11/2021) quy định về đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m, đến 3 m hoặc đến 5 m như sau:

    - Trường hợp áp dụng: tín hiệu được phát hiện khi dò tìm đến độ sâu 0,5 m, đến 3 m và đến 5 m tính từ đáy nước.

    - Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò, thuyền cao su; phao, neo làm bằng vật liệu không nhiễm từ, dây cáp nilon các loại; cờ đánh dấu tín hiệu.

    - Trình tự thực hiện:

    + Khi máy dò bom phát tín hiệu có vật thể gây nhiễm từ dưới đáy nước tại vị trí đang dò tìm (chỉ thị bằng âm thanh hoặc độ lệch của kim đồng hồ), di chuyển máy dò theo dây dò để kiểm tra xác định chính xác vị trí tâm của tín hiệu;

    + Thả neo loại 20 kg (đối với các khu vực có lưu tốc dòng chảy trên 1 m/s và độ sâu nước trên 3 m) và loại 10 kg (đối với các khu vực khác) cạnh vị trí tâm tín hiệu vừa xác định, neo được nối với các phao nhựa đường kính trên 0,3 m bằng các dây nilon đường kính 12 mm, trên phao có cắm cờ màu đỏ đánh dấu tín hiệu;

    + Khi độ sâu nước dưới 3 m dùng cọc tre (sào) cắm để đánh dấu vị trí tín hiệu.

    8