Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?

Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cần phải làm gì?

Nội dung chính

    Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

    Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 35 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể như sau:

    - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác:

    + Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động;

    + Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

    + Kê biên tài sản đang tranh chấp;

    + Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.

    - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành.

    11