Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

    Theo Khoản 1 Điều 135 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

    Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Theo đó, căn cứ Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

    - Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

    - Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

    - Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

    - Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

    - Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

    Trên đây là tư vấn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng theo pháp luật hiện hành.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    31
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ