Quyền sở hữu nhà đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Quyền sở hữu nhà đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    - Nếu nhà thuộc diện 2/4 nêu trên mà đến thời điểm hiện nay Nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng thì Nhà nước sẽ không thực hiện việc quản lý theo quy định của các chính sách trước đây. Việc công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (QSHN&QSDĐ) sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    - Nếu nhà thuộc diện 2/4 đến nay mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng chưa bố trí sử dụng; chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà trên, hoặc người sử dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSHN& QSDĐ, hay là người mua, nhận tặng cho, chuyển đổi ngay tình; người thừa kế hợp pháp, người được uỷ quyền quản lý hợp pháp thì Nhà nước sẽ không tiếp tục thực hiện việc quản lý theo văn bản quản lý trước đây và người đang trực tiếp sử dụng sẽ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

    Theo đó việc công nhận QSHN& QSDĐ được quy định tại Nghị định 127/2005/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

    Đối với nhà đất tuy thuộc diện phải thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 nhưng đến ngày Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành, Nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì Nhà nước không tiếp tục thực hiện việc quản lý theo các chính sách trước đây. Việc công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là chủ sở hữu thì phải có giấy tờ hợp lệ chứng minh là chủ sở hữu nhà đất đó làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không đứng tên trong các giấy tờ về sở hữu nhà thì phải kèm theo giấy tờ về mua bán, tặng cho, đổi hoặc nhận thừa kế nhà đất đó.

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp xã) về việc không có tranh chấp về sở hữu và phù hợp với quy hoạch đối với những khu vực đã có quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    Trong trường hợp có tranh chấp về sở hữu thì chỉ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã giải quyết xong tranh chấp.

    - Trường hợp nhà đất đó có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài thì việc giải quyết được thực hiện theo Nghị quyết của uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

    - Trường hợp nhà đất quy định tại Điều này thuộc diện phải giải toả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người thuộc diện được công nhận là chủ sở hữu được bồi thường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

    Đối với nhà đất mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng trên thực tế Nhà nước chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 thì giải quyết như sau:

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là chủ sở hữu thì phải có giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu nhà tại thời điểm Nhà nước có văn bản quản lý làm cơ sở để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà đất đó.

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ sở hữu được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà và người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất có giấy tờ chứng minh việc mua bán, chuyển đổi hoặc tặng cho ngay tình và hiện nhà đất đó không có tranh chấp về sở hữu thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là người thừa kế hợp pháp thì phải có di chúc hợp pháp hoặc biên bản phân chia di sản hoặc có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là người được uỷ quyền quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật tại thời điểm uỷ quyền thì áp dụng các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 để giải quyết.

    Trong trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất quy định tại khoản này là người được uỷ quyền quản lý không hợp pháp hoặc không có uỷ quyền quản lý thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1999/NQ-UBTVQH10 để giải quyết.

    - Trường hợp nhà đất quy định tại Điều này thuộc diện phải giải tỏa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người thuộc diện được công nhận là chủ sở hữu được bồi thường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

    - Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5. Điều này thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 để thực hiện xác lập sở hữu toàn dân đối với nhà đất đó. Thủ tục pháp lý xác lập sở hữu toàn dân đối với nhà đất quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

    Vì chúng tôi không có điều kiện để tiếp cận các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc mẹ bạn đã giao nhà cho anh bạn như thế nào, do đó chúng tôi chỉ có thể trả lời chung về mặt nguyên tắc xử lý để bạn có thể hiểu rõ hơn về nội dung sự việc.

    17