Quyền hạn của các bên tham gia liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định thế nào?

Quyền hạn của các bên tham gia liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định thế nào? Phối hợp với đơn vị chủ quản xây dựng kế hoạch giáo dục ra sao?

Nội dung chính

    Quyền hạn của các bên tham gia liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định thế nào?

    Theo quy định tại Điều 36 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH Quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì vấn đề này được quy định như sau: 

    - Đơn vị chủ quản:

    + Chủ động báo cáo với cấp có thẩm quyền về khả năng tiếp nhận sinh viên và thực hiện liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở thống nhất giữa đơn vị chủ quản với đơn vị liên kết; cụ thể hóa chương trình GDQPAN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; chuẩn bị giảng viên, giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng;

    + Tổ chức đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; xét công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên theo quy định hiện hành.

    - Đơn vị liên kết:

    + Chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền, đơn vị chủ quản về thực hiện liên kết GDQPAN;

    + Phối hợp với đơn vị chủ quản xây dựng kế hoạch giáo dục, thống nhất về thời gian và số lượng sinh viên học GDQPAN từng khóa, đợt học;

    + Trực tiếp ký hợp đồng liên kết giáo dục với đơn vị chủ quản.

    Trên đây là nội dung tư vấn về quyền hạn của các bên tham gia liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH.

    7