Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình của trẻ em được quy định như thế nào?

Quan điểm của gia đình đó cho rằng, bé chị là con gái nên phải ở nhà làm việc, không cần phải đi học nhiều. Vậy, pháp luật có quy định nào về quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình hay không?

Nội dung chính

    Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình của trẻ em được quy định như thế nào?

    Tại Điều 16 Luật trẻ em 2016 có quy định về quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu, như sau:

    - Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

    - Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

    Bên cạnh đó, tại Điều 99 Luật trẻ em năm 2016 còn quy định việc bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em, cụ thể như sau:

    - Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; tự học để có kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

    - Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo Điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

    - Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em.

    - Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em tạo Điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

    Đồng thời, tại Điều 56 Nghị định 56/2017/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, giáo dục trẻ em, bảo vệ an toàn cho trẻ em,...

    Tại Điều 69 và Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định rõ về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con:

    - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

    Như vậy, quan điểm của gia đình đó là không đúng với trách nhiệm của cha mẹ đối với con. Việc phân biệt đối xử giữa con trai và con gái là trái với quy định của pháp luật. Con nào cũng là con, đều cần được bố mẹ yêu thương, tôn trọng và chăm lo, giáo dục tốt. Gia đình cần phải thay đổi quan điểm “trọng nam khinh nữ” và tiếp tục tạo điều kiện để bé được đến trường học tập.

    48