Quyền dân sự của trẻ em được bảo đảm như thế nào?Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em như thế nào?
Nội dung chính
Quyền dân sự của trẻ em được bảo đảm như thế nào?
Quyền dân sự của trẻ em được bảo đảm theo quy định tại Điều 101 Luật trẻ em 2016 với nội dung như sau:- Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật.
- Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc bảo đảm quyền dân sự của trẻ em.
Quyền dân sự của trẻ em được bảo đảm như thế nào?(Hình ảnh Internet)
Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em như thế nào?
Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em được quy định tại Điều 7 Luật trẻ em 2016 như sau:
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 11 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
- Nguồn tài chính thực hiện quyền trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Nhà nước có giải pháp về nhân lực và bảo đảm Điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em; phát triển mạng lưới người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, ưu tiên bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm.
Trên đây là nội dung quy định về nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật trẻ em 2016.
Bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em như thế nào?
Việc bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em được quy định tại Điều 45 Luật trẻ em 2016 như sau:
(1) Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em; có chính sách ưu tiên trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 11 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
(3) Nhà nước tạo Điều kiện để trẻ em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.
(4) Nhà nước khuyến khích tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia ủng hộ, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí; khuyến khích sáng tạo, sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên đây là nội dung quy định về việc bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật trẻ em 2016.