Quy định về xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ trong quá trình tố tụng như thế nào?

Quy định về xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ trong quá trình tố tụng như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quy định về xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ trong quá trình tố tụng như thế nào?

    Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008 mà trước đây là Pháp lệnh Thi hành án và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ ngành quy định về xử lý vật chứng, tài sản tịch thu, kê biên... đều quy định:

    + Việc giao nhận tài sản tịch thu phải được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng tài sản, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao hoặc bên nhận (nếu có dấu). Biên bản này phải được lập thành 4 bản, bên giao, bên nhận mỗi bên giữ một bản, 01 bản lưu giữ kê toán và một bản lưu trong hồ sơ thi hành án.

    + Đối tài sản là vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định của Toà án trả lại cho đương sự, tài sản do kê biên, lưu giữ bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng mà đương sự không nhận hoặc tài sản đã hư hỏng thật sự thì cơ quan thi hành án phải lập Hội đồng tiêu huỷ (khi tiêu huỷ cũng phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản có chứ ký của các thành viên).

    + Đối với tài sản kê biên, tạm giữ để đảm bảo thi hành án và tài sản kê biên đã giao cho tổ chức, cá nhân được thi hành án quản lý, nếu người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giải toả việc phong toả, kê biên tài sản và trả lại tài sản cho người phải thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án trong thời gian đã được ấn định, thì cơ quan thi hành án lập Hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá tài sản đã kê biên để đảm bảo thi hành án. Trường hợp quyết định tịch thu vật chứng, tài sản đã được thi hành nhưng sau phát hiện có sai lầm và có quyết định huỷ bỏ quyết định tịch thu thì cơ quan thi hành án phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp để làm thủ tục hoàn trả theo quy định của pháp luật. Như đã nêu các quy định của pháp luật thì khi tiến hành việc tạm giữ, kê biên tài sản phải được lập thành văn bản và giao cho gia đình chị, nếu cơ quan công an không giao biên bản là vi phạm pháp luật. Các trường hợp chị hỏi luật gia đã nêu chị vận dụng vào trường hợp cụ thể của mình và yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện đúng pháp luật.

    9