Quy định về thực hiện đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Thực hiện đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào? Đánh giá cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Quy định về thực hiện đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

    Thực hiện đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về quy định hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/02/2018), theo đó: 

    a) Đánh giá cấp đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp
    Đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá các nội dung sau:
    - Sự phù hợp và kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của đơn vị theo điểm c khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
    - Sự phù hợp và kết quả vận hành các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đánh giá và quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng liên quan đã được ban hành;
    - Thực hiện quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng tại đơn vị.
    Đơn vị đánh giá viết báo cáo đánh giá công tác bảo đảm chất lượng gửi về đơn vị phụ trách để tổng hợp, báo cáo.
    b) Đánh giá cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp
    Đơn vị phụ trách chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá các nội dung sau:
    - Sự phù hợp của chính sách chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Thông tư này;
    - Sự phù hợp và kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
    - Sự phù hợp và kết quả vận hành các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng của các lĩnh vực quản lý chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
    - Quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng.
    c) Căn cứ vào báo cáo công tác bảo đảm chất lượng cấp đơn vị và kết quả đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị phụ trách viết báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với từng lĩnh vực quản lý chất lượng, từng đợt đánh giá hoặc toàn bộ hệ thống khi thấy cần thiết. Đơn vị phụ trách lấy ý kiến các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện người học và đại diện các tổ chức Đảng, đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với các nội dung đánh giá có liên quan; tổng hợp và hoàn thiện báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
    d) Đơn vị phụ trách thường xuyên theo dõi, kiểm tra kế hoạch đánh giá công tác bảo đảm chất lượng của các đơn vị, phát hiện kịp thời các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng cần khắc phục. Trong trường hợp cần thiết báo cáo, đề xuất người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá độc lập.

    Trên đây là tư vấn về thực hiện đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

    13