Quy định về quan hệ công tác trong việc kiểm sát giải quyết phá sản như thế nào?

Quan hệ công tác trong việc kiểm sát giải quyết phá sản được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về quan hệ công tác trong việc kiểm sát giải quyết phá sản như thế nào?

    Căn cứ Điều 39 Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định quan hệ công tác trong việc kiểm sát giải quyết phá sản như sau:

    - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản.

    - Khi kiểm sát việc giải quyết phá sản, Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Điều 21 Luật Phá sản và quy định của Quy chế này.

    - Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn; trường hợp các Kiểm sát viên có cùng ngạch thì lãnh đạo Viện kiểm sát phân công một Kiểm sát viên chịu trách nhiệm chỉ đạo.

    - Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

    - Việc phân công, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong từng đơn vị, Viện kiểm sát được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, Viện kiểm sát đó.

     

    14