Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 435/QĐ-VKSTC
Ngày ban hành 26/09/2019
Ngày có hiệu lực 26/09/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Lê Minh Trí
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 435/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật Phá sản năm 2014;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSNDTC;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, Vụ 10.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

 

QUY CHẾ

CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 435/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 9 năm 2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí của công tác

Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản (sau đây gọi chung là công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản) là một lĩnh vực công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.

Điều 2. Đối tượng của công tác

Đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản là việc tuân theo pháp luật của người tiến hành thủ tục phá sản (trừ Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên), người tham gia thủ tục phá sản trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Phạm vi của công tác

Công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu có) hoặc từ khi nhận được thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định giải quyết phá sản của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kiến nghị, kháng nghị, đề nghị xem xét lại theo quy định của Luật Phá sản.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

Khi kiểm sát việc giải quyết phá sản, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

2. Kiểm sát việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

3. Kiểm sát việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

[...]
24
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ