Quy định về nguồn vốn thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản và cơ chế thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản như thế nào?

Nguồn vốn thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản và cơ chế thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nguồn vốn thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản và cơ chế thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản được quy định như thế nào?

    Nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.

    Theo đó, nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản được quy định như sau:

    1. Ngân sách trung ương thực hiện cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại cho vay để đóng mới, nâng cấp tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; đảm bảo kinh phí thiết kế mẫu tàu; hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản theo công nghệ mới cho các địa phương đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
    2. Đối với chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ; chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và chính sách bảo hiểm: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

    Trên đây là nội dung về nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách phát triển thuỷ sản. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP

    10