Quy định về nguồn vốn đầu tư hỗ trợ củng cố tu bổ hệ thống đê theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai thế nào?
Nội dung chính
Quy định về nguồn vốn đầu tư hỗ trợ củng cố tu bổ hệ thống đê theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai thế nào?
Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ củng cố tu bổ hệ thống đê theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai được quy định tại Điểm 2a Khoản III Điều 1 Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
Nguồn vốn đầu tư phát triển: Hỗ trợ thực hiện các dự án củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển khoảng 8.425 tỷ đồng.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này gửi đến bạn những thông tin sau:
Năm 2016, thiên tai xảy ra dồn dập trên khắp các vùng miền, nhiều thiên tai lịch sử, cực đoan như rét hại, băng giá, bão, lũ, sạt lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt hạn hán, xâm nhập mặn sâu, kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; mưa lũ lớn liên tiếp tại một số tỉnh khu vực miền Trung. Thiên tai đã làm 264 người chết và mất tích, gây thiệt hại nặng nề về sản xuất, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Tổng thiệt hại về kinh tế trên 39.700 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, vốn đầu tư công của Bộ NN&PTNT dành cho Hà Nội năm 2017 chỉ có 400 tỷ đồng. Trong đó có 300 tỷ đồng phục vụ nâng cấp đê điều và 100 tỷ đồng cho chương trình nước sạch nông thôn. Ông Thắng cho rằng, đối với Hà Nội, công tác phòng chống thiên tai, tiêu nước phải gắn với bảo vệ cảnh quan, trong đó sớm đưa 4 con sông Tích, Đáy, Nhuệ, Tô Lịch trở về thành những con sông tự nhiên. Để có nguồn lực triển khai các dự án thủy lợi, theo ông Thắng, Hà Nội cần tính đến giải pháp xã hội hóa và vay vốn ODA.
Trên đây là tư vấn về nguồn vốn đầu tư hỗ trợ củng cố tu bổ hệ thống đê theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017.