Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa khắc phục thiên tai theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai ra sao?

Hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa khắc phục thiên tai theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai ra sao? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa khắc phục thiên tai theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai ra sao?

    Nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa khắc phục thiên tai theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai được quy định tại Điểm 2b Khoản III Điều 1 Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:

    Nhiệm vụ triển khai:

    - Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, chứa nước, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và hồ chứa nước ngọt trên 6 đảo lớn.

    - Đầu tư sửa chữa các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ; xây dựng các văn bản, tiêu chuẩn, định mức trong công tác quản lý an toàn đập; xây dựng kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp xả lũ khẩn cấp và vỡ đập đối với các hồ chứa lớn, các hồ chứa có vùng hạ du là khu tập trung dân cư, khu công nghiệp…; các công trình khắc phục thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn...

    Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:

    Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016 thiên tai xảy ra ở nhiều địa phương, với các đợt rét đậm, rét hại ở miền núi phía Bắc, lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung, khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long... đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất và đời sống của dân cư.

    Thống kê sơ bộ cho thấy, thiệt hại do thiên tai năm 2016 ước tính là gần 18.300 tỷ đồng, phá hỏng 258,3 nghìn ha lúa, 113,2 nghìn ha hoa màu và 49,8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, làm chết 52,1 nghìn con gia súc, 1,7 triệu gia cầm và hơn 1 nghìn tấn thủy sản các loại. Tại miền Trung và Tây Nguyên, hai đợt lũ cuối tháng 11 và giữa tháng 12 đã gây thiệt hại ước khoảng 2.600 tỷ đồng. Tại các tỉnh ĐBSCL, hạn hán, nhiễm mặn làm giảm sản lượng lúa và hoa màu và trái cây, giảm tăng trưởng GDP của hầu hết các tỉnh trong vùng.

    Trên đây là quy định về nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa khắc phục thiên tai theo chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017.

    7