Quy định sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (phường) mới tại Quận 3 TP. Hồ Chí Minh mới nhất

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Quận 3 TP. HCM được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Các phường được thành lập mới trên địa bàn Quận 3 TP. Hồ Chí Minh? 

    Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15 năm 2024 đã sáp nhập các phường của Quận 3 TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Quận 3 như sau:

    (1) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,16 km2, quy mô dân số là 10.204 người của Phường 10 vào Phường 9. Sau khi nhập, Phường 9 có diện tích tự nhiên là 0,60 km2 và quy mô dân số là 41.623 người.

    Phường 9 giáp Phường 11, Phường 12, Phường 14, phường Võ Thị Sáu và Quận 10;

    (2) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,16 km2, quy mô dân số là 9.775 người của Phường 13 vào Phường 12. Sau khi nhập, Phường 12 có diện tích tự nhiên là 0,33 km2 và quy mô dân số là 21.983 người.

    Phường 12 giáp Phường 9, Phường 11, Phường 14, phường Võ Thị Sáu và quận Phú Nhuận;

    Như vậy, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính thì Quận 3 của Thành phố Hồ Chí Minh có tất cả 10 phường. 

    Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    Trình tự thông qua đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã? 

    Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau: 

    Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
    1. Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương, ý kiến của Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Trường hợp đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có thay đổi, điều chỉnh so với phương án tổng thể đã được Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan cho ý kiến thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo, giải trình rõ trong đề án.
    2. Trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp huyện, nhập toàn bộ hoặc điều chỉnh một phần đơn vị hành chính cấp huyện vào đơn vị hành chính đô thị cùng cấp thì phải lập thành đề án riêng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
    3. Trình tự, thủ tục xây dựng và trình đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
    4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Chính phủ xây dựng tờ trình về việc thành lập, giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi thực hiện sắp xếp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đồng thời với tờ trình, đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương tương ứng.

    Như vậy, trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được quy định theo nội dung trên.

    Quy định sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (phường) mới tại Quận 3 TP. Hồ Chí Minh mới nhất (hình từ internet)Quy định sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (phường) mới tại Quận 3 TP. Hồ Chí Minh mới nhất (Hình từ internet)

    Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được xây dựng như thế nào?  

    Theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau: 

    Xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này và gửi Bộ Nội vụ để xem xét, cho ý kiến.
    2. Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương cần nêu rõ các nội dung sau đây:
    a) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp;
    b) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp;
    c) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp;
    d) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp;
    đ) Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp;
    e) Các đơn vị hành chính đô thị dự kiến mở rộng địa giới hoặc thành lập mới;
    g) Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp nhưng không đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
    h) Kế hoạch, lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
    3. Trên cơ sở phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương, Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tiếp thu, hoàn thiện phương án tổng thể. Trường hợp cần thiết, Bộ Nội vụ tổ chức đoàn khảo sát hiện trạng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã dự kiến sắp xếp.

    Tải về Phụ lục 1 Mẫu Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

    13