Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Quy định của pháp luật về việc xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính là gì?

Chị M làm đơn khởi kiện ra Toà án nhưng chị M không biết thu thập chứng cứ. Quy định của pháp luật về việc xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính là gì?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về việc xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính là gì?

    Theo Khoản 2 Điều 84 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì:

    Trong các trường hợp do Luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

    a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
    b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;
    c) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
    d) Trưng cầu giám định;
    đ) Quyết định định giá tài sản;
    e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
    g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án;
    h) Biện pháp khác theo quy định của Luật này.

    Như vây, trong trường hợp chị M không thể tự thu thập chứng cứ thì chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ giúp mình. Tòa án có thể tiến hành các biện pháp như lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, đối chất với người có đơn tố cáo để chứng minh chị M có nhận 15.000.000đ, chứng cứ kèm theo, yêu cầu công an tỉnh X cung cấp các văn bản liên quan đến việc xử lý kỷ luật buộc thôi việc chị M.

    Trên đây là nội dung về việc xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Tố tụng hành chính 2015 để nắm rõ quy định này.

    5