Quy định của pháp luật về quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục thường xuyên như thế nào?

Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Quy định về hội đồng tự đánh giá ra sao?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục thường xuyên như thế nào?

    Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 23 Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT như sau:

    Điều 23. Quy trình tự đánh giá
    Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau:
    1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
    2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
    3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
    4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
    5. Viết báo cáo tự đánh giá.
    6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
    Điều 24. Hội đồng tự đánh giá
    1. Hiệu trưởng (giám đốc) ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục. Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 5 thành viên.
    2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá:
    a) Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục;
    b) Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng (phó giám đốc) cơ sở giáo dục;
    c) Thư ký hội đồng tự đánh giá là thư ký hội đồng trường (trung tâm) hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc trưởng các bộ phận khác (nếu có) của cơ sở giáo dục;
    d) Các thành viên khác: Đại diện hội đồng trường đối với trường công lập hoặc hội đồng quản trị đối với trường tư thục; tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng, trưởng các bộ phận khác (nếu có); đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể.

    Trên đây là quy định về Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục thường xuyên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT

    13