Quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia như thế nào?

Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia được quy định thế nào? Trong trường hợp mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất thì giải quyết như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia như thế nào?

    Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 29 Luật dự trữ quốc gia 2012 như sau:

    1. Căn cứ vào kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán chi cho dự trữ quốc gia được giao, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
    2. Trường hợp mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán bổ sung gửi Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.
    3. Dự toán ngân sách nhà nước giao cho bộ, ngành để mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết do chưa mua đủ số lượng hàng dự trữ quốc gia; vật tư, thiết bị, hàng hóa có chu kỳ sản xuất vượt quá năm ngân sách, có tính chất thời vụ; hàng hóa đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định chuyển nguồn sang năm sau trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
    - Việc quản lý ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương 2 Thông tư 145/2013/TT-BTC

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật dự trữ quốc gia 2012.

    11