Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng như thế nào?
Nội dung chính
Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng như thế nào?
Trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng được quy định tại Điều 10 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
1. Xây dựng, thông báo công khai kế hoạch thỉnh giảng vào đầu năm học.
2. Xác định cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo thỉnh giảng và yêu cầu của cơ sở thỉnh giảng, tổ chức giao kết hợp đồng thỉnh giảng. Công khai danh sách nhà giáo thỉnh giảng.
3. Thực hiện nghĩa vụ của cơ sở thỉnh giảng được quy định tại hợp đồng thỉnh giảng. Tạo điều kiện để nhà giáo thỉnh giảng sử dụng thiết bị, phương tiện làm việc của cơ sở giáo dục để thực hiện hợp đồng thỉnh giảng.
4. Thực hiện các quy định về quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động thỉnh giảng.
5. Xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng. Thông báo kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng đến cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.
6. Quản lý, lưu giữ hồ sơ thỉnh giảng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để nắm rõ quy định này.
Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất