Quy định bảo quản, tu bổ và phục chế tài liệu lưu trữ dạng giấy trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường?
Nội dung chính
Bảo quản tài liệu lưu trữ dạng giấy trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Căn cứ Điều 34 quy định về kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường Thông tư 03/2022/TT-BTNMT (có hiệu lực từ 15/04/2022) việc bảo quản tài liệu lưu trữ dạng giấy trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định như sau:
Các bước thực hiện
+ Bảo quản tài liệu lưu trữ dạng giấy:
- Vệ sinh bên trong hộp (cặp) bảo quản tài liệu;
- Vệ sinh bìa hồ sơ, tài liệu;
- Đưa tài liệu vào bìa hồ sơ, xếp hồ sơ vào hộp (cặp) bảo quản tài liệu;
- Xếp hộp (cặp) bảo quản tài liệu lên giá, ngăn theo vị trí ban đầu;
- Kiểm tra công tác bảo quản tài liệu;
+ Ghi Nhật ký bảo quản tài liệu lưu trữ.
- Sản phẩm
Nhật ký bảo quản tài liệu lưu trữ (mẫu BM.17).
Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ dạng giấy trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Căn cứ Điều 36 Thông tư 03/2022/TT-BTNMT quy định việc tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ dạng giấy trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định như sau:
- Các bước thực hiện
+ Lập danh mục tài liệu cần tu bổ, phục chế; bàn giao, vận chuyển tài liệu tới địa điểm thực hiện; vệ sinh tài liệu;
+ Tu bổ, phục chế bằng biện pháp vá, dán;
+ Tu bổ, phục chế bằng bằng biện pháp tu bổ, bồi nền;
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng;
+ Bàn giao, xếp tài liệu lên giá, ngăn theo vị trí ban đầu;
+ Lập báo cáo kết quả tu bổ, phục chế tài liệu.
- Sản phẩm
+ Biên bản bàn giao tài liệu khi xuất kho (mẫu BM.01);
+ Biên bản kiểm tra chất lượng tài liệu tu bổ (mẫu BM.16);
+ Biên bản bàn giao tài liệu khi nhập kho (mẫu BM.01);
+ Báo cáo kết quả tu bổ, phục chế tài liệu (mẫu BM.14).