Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Phương tiện bảo vệ cá nhân trong công việc hàn hơi cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Yêu cầu về phương tiện bảo vệ cá nhân trong công việc hàn hơi được quy định ra  sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Phương tiện bảo vệ cá nhân trong công việc hàn hơi cần đảm bảo các yêu cầu gì?

    Yêu cầu về phương tiện bảo vệ cá nhân trong công việc hàn hơi được quy định tại Mục 5 Thông tư 41/2013/TT-BLĐTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn lao động đối với công việc hàn hơi do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

    - Thợ hàn hơi phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kính hàn, tạp dề, giầy, găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.

    - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.

    - Khi hàn trong môi trường làm việc có hóa chất (a xít, kiềm, sản phẩm dầu mỡ..), trường điện từ, cũng như khi hàn các chi tiết đã được đốt nóng sơ bộ, thợ hàn phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động bằng vật liệu đảm bảo chống những tác động đó.

    - Khi hàn cắt trong điều kiện có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện (hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, những nơi ẩm ướt...), ngoài quần áo bảo hộ lao động, thợ hàn còn phải được trang bị găng tay, giầy cách điện; ở vị trí hàn cắt phải có thảm hoặc bục cách điện.

    - Găng tay của thợ hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, và chịu được các tác động cơ học.

    - Giầy của thợ hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, cách điện và chịu được các tác động cơ học.

    -  Mũ dùng cho thợ hàn cắt phải làm bằng vật liệu khó cháy, cách điện. Trong điều kiện làm việc có nguy cơ gây chấn thương cơ học, phải trang bị mũ chịu được tác động cơ học cho công nhân.

    - Khi hàn cắt ở môi trường có phát sinh hơi, khí độc hại mà không có thiết bị hút cục bộ, thợ hàn phải sử dụng các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp phù hợp.

    8