Phường Tân Sơn Nhì quận Tân Phú đổi thành gì sau sáp nhập?

Phường Tân Sơn Nhì quận Tân Phú đổi thành gì sau sáp nhập? Phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp ra sao?

Nội dung chính

Phường Tân Sơn Nhì quận Tân Phú đổi thành gì sau sáp nhập?

Căn cứ khoản 63 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
[...]
61. Sắp xếp phần còn lại của Phường 15 (quận Tân Bình) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 60 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Tân Sơn.
62. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tây Thạnh và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Sơn Kỳ thành phường mới có tên gọi là phường Tây Thạnh.
63. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Sơn Nhì, phần còn lại của phường Sơn Kỳ sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 41, khoản 62 Điều này và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Quý, phường Tân Thành thành phường mới có tên gọi là phường Tân Sơn Nhì.
64. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phú Thọ Hòa, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Thành và phần còn lại của phường Tân Quý sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 63 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Phú Thọ Hòa.
[...]

Như vậy, phường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) sau sáp nhập vẫn giữ nguyên tên gọi là phường Tân Sơn Nhì, tuy nhiên có sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể, phường Tân Sơn Nhì mới được hình thành từ:

- Toàn bộ diện tích và dân số của phường Tân Sơn Nhì cũ

- Phần còn lại của phường Sơn Kỳ

- Một phần diện tích, dân số của phường Tân Quý

- Một phần diện tích, dân số của phường Tân Thành

Tên phường vẫn là phường Tân Sơn Nhì nhưng phạm vi và quy mô mở rộng hơn trước sáp nhập.

Ngoài ra, sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 168 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 113 phường, 54 xã và 01 đặc khu. Trong đó, có 112 phường, 50 xã và 01 đặc khu được hình thành sau sắp xếp.

Đồng thời, có 05 đơn vị hành chính cấp xã không thực hiện sắp xếp, gồm phường Thới Hòa và các xã Long Sơn, Hòa Hiệp, Bình Châu, Thạnh An.

Phường Tân Sơn Nhì quận Tân Phú đổi thành gì sau sáp nhập?

Phường Tân Sơn Nhì quận Tân Phú đổi thành gì sau sáp nhập? (Hình từ Internet)

Phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp ra sao?

Căn cứ Điều 12 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp như sau:

- Việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó xác định rõ chủ thể thực hiện, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm các nguyên tắc phân định thẩm quyền và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp quy định tại .

- Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền; được phân cấp, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội quy định không được phân cấp, ủy quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được đề xuất với Chính phủ đề nghị Quốc hội phân quyền cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

Chính phủ có trách nhiệm xem xét, giải quyết đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cơ quan nhà nước cấp trên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với việc gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:

Điều 2. Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính
[...]
5. Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.
6. Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.

Như vậy, sắp xếp đơn vị hành chính được gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
saved-content
unsaved-content
1