Phường Pleiku sáp nhập từ các phường nào sau sáp nhập tỉnh xã mới nhất?
Nội dung chính
Phường Pleiku sáp nhập từ các phường nào sau sáp nhập tỉnh xã mới nhất
Phường Pleiku sáp nhập từ các phường nào sau sáp nhập tỉnh xã? Căn cứ Điều 1 Nghị quyết số 1664/NQ-UBTVQH15 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai năm 2025 quy định về sáp nhập phường xã tại Thành phố Pleiku như sau:
Điều 1. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai
[...]
41. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Nghĩa Hưng, Chư Đang Ya, Hà Bầu và Biển Hồ thành xã mới có tên gọi là xã Biển Hồ.
42. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Ia Kênh, Ia Pếch và Gào thành xã mới có tên gọi là xã Gào.
[...]
119. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Tây Sơn (thành phố Pleiku), Hội Thương, Hoa Lư, Phù Đổng và xã Trà Đa thành phường mới có tên gọi là phường Pleiku.
120. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Trà Bá, Chi Lăng và Hội Phú thành phường mới có tên gọi là phường Hội Phú.
121. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Đống Đa (thành phố Pleiku), Yên Thế và Thống Nhất thành phường mới có tên gọi là phường Thống Nhất.
122. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân của các phường Yên Đỗ, Ia Kring, Diên Hồng và xã Diên Phú thành phường mới có tên gọi là phường Diên Hồng.
123. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thắng Lợi, xã Chư Á và xã An Phú thành phường mới có tên gọi là phường An Phú.
124. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân của phường Ngô Mây và phường Tây Sơn (thị xã An Khê), các phường An Phú, An Phước, An Tân và xã Thành An thành phường mới có tên gọi là phường An Khê.
[...]
Như vậy, Thành phố Pleiku sẽ bị bỏ cấp thành phố trực thuộc tỉnh và Phường Pleiku sáp nhập từ các phường Tây Sơn (thành phố Pleiku), Hội Thương, Hoa Lư, Phù Đổng và xã Trà Đa.
Phường Pleiku sáp nhập từ các phường nào sau sáp nhập tỉnh xã mới nhất (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn sáp nhập phường xã quy định ra sao theo Quyết định 759?
Căn cứ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 về các tiêu chí khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 như sau:
- Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng ĐVHC cấp xã so với hiện nay, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
+ Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
+ Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc trường hợp nêu trên có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
+ Phường hình thành sau sắp xếp thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số từ 21.000 người trở lên; diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên.
+ Việc sắp xếp xã phường thuộc ĐVHC cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm quốc phòng, an ninh theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp sắp xếp từ 03 ĐVHC cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu chuẩn.
- Trường hợp ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định mà không thuộc trường hợp quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp xã phường năm 2025 thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Thời gian phường Pleiku đi vào hoạt động là khi nào?
Căn cứ Mục 1 Kết luận 157-KL/TW năm 2025 quy định thời gian phường Pleiku đi vào hoạt động như sau:
1. Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng, chủ động nắm tình hình dư luận, dự báo nguy cơ, kịp thời nhận diện, xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất nội bộ trong quá trình sắp xếp, bộ máy mới đi vào hoạt động thông suốt, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
[...]
- Ban Thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy chủ động công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng quy trình, thủ tục[2] để tổ chức triển khai thực hiện chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ cấp huyện về cấp xã sau sáp nhập ngay sau khi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ 01/7/2025; bảo đảm kiện toàn tổ chức bộ máy, điều kiện làm việc của các cơ quan cấp tỉnh, cấp xã sau khi sáp nhập hoạt động thông suốt, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, không để gián đoạn công việc, không bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân. Đưa vào hoạt động cấp xã mới từ ngày 01/7/2025, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/7/2025; cấp tỉnh phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/8/2025. Nghiêm cấm việc tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự; xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).
[...]
Như vậy, Thời gian phường Pleiku đi vào hoạt động là từ ngày 1/7/2025 và chốt thời gian hoàn thành sáp nhập xã phường 2025 trước ngày 15/7/2025.
(Trên đây là giải đáp cho Phường Pleiku sáp nhập từ các phường nào sau sáp nhập tỉnh xã mới nhất)