Phương pháp lập dự toán theo chuyên gia trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin ra sao?

Phương pháp lập dự toán theo chuyên gia trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin ra sao? Phương pháp lập dự toán theo chuyên gia dùng để xác định chi phí nào?

Nội dung chính

    Phương pháp lập dự toán theo chuyên gia trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin ra sao?

    Theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 09/04/2020) quy định phương pháp lập dự toán theo chuyên gia trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như sau:

    (1) Phạm vi áp dụng

    Phương pháp lập dự toán theo chuyên gia được dùng trong việc xác định các chi phí sau:

    - Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có) đối với hạng mục đào tạo chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật;

    - Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có);

    - Chi phí quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án);

    - Chi phí tư vấn đầu tư;

    - Chi phí khác.

    (2) Công thức xác định dự toán theo chuyên gia

    Cdt = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT (5.1)

    Trong đó:

    + Cdt: Chi phí của công việc cần lập dự toán;

    + Ccg: Chi phí chuyên gia trực tiếp;

    + Cql: Chi phí quản lý;

    + Ck: Chi phí khác;

    + TN: Thu nhập chịu thuế tính trước;

    + VAT: Thuế giá trị gia tăng.

    (3) Cách xác định các thành phần chi phí

    - Chi phí chuyên gia trực tiếp (Ccg): Là khoản chi phí cần thiết để thuê chuyên gia thực hiện công việc cần lập dự toán, được xác định theo số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia và tiền lương của chuyên gia.

    - Chi phí quản lý (Cql): Là khoản chi phí liên quan đến tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức, chi phí văn phòng làm việc và chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của chuyên gia,... Chi phí quản lý xác định bằng định mức tỷ lệ của chi phí chuyên gia. Trong đó định mức tỷ lệ được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 5.2 của Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.

    - Chi phí khác (Ck): Gồm toàn bộ các chi phí liên quan khác phục vụ cho việc thực hiện công việc cần lập dự toán.

    - Thu nhập chịu thuế tính trước (TN): Được xác định bằng 6% của tổng chi phí chuyên gia, chi phí quản lý và chi phí khác.

    - Thuế giá trị gia tăng (VAT): Được xác định phù hợp với từng loại công việc theo quy định.

    BẢNG 5.1: TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ THEO CHUYÊN GIA

    TT

    Khoản mục chi phí

    Diễn giải

    Giá trị (đồng)

    Ghi chú

    1

    Chi phí chuyên gia trực tiếp

     

     

    Ccg

    2

    Chi phí quản lý

    (%)*Ccg

     

    Cql

    3

    Chi phí khác

     

     

    Ck

    4

    Thu nhập chịu thuế tính trước

    %* (Ccg+Cql+Ck)

     

    TN

    5

    Thuế giá trị gia tăng

    %*(Ccg+Cql+Ck+TN)

     

    VAT

     

    Tổng cộng

    Ccg+Cql+Ck+TN+VAT

     

    Cdt

     

    BẢNG 5.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ

    Đơn vị tnh: %

    STT

    NI DUNG CÔNG VIỆC

    Chi phí chuyên gia trực tiếp (tỷ đồng)

    Ccg ≤1

    1 < Ccg < 5

    Ccg ≥ 5

    1

    - Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có).

    65

    2

    Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có) (đối với hạng mục đào tạo chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật)

    - Chi phí quản lý dự án;

    - Chi phí tư vấn đầu tư;

    - Chi phí khác.

    55

    50

    45

     

    7