Phường Bến Thành đổi thành phường gì sau sáp nhập?
Nội dung chính
Phường Bến Thành đổi thành phường gì sau sáp nhập?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao, phường Nguyễn Thái Bình thành phường mới có tên gọi là phường Sài Gòn.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Định (Quận 1) và phần còn lại của phường Đa Kao sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Tân Định.
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Thành, phường Phạm Ngũ Lão và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Ông Lãnh, phần còn lại của phường Nguyễn Thái Bình sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Bến Thành.
[...]
Phường Bến Thành đổi thành phường gì sau sáp nhập? Như vậy, toàn bộ phường Bến Thành, phường Phạm Ngũ Lão, một phần phường Cầu Ông Lãnh và một phần phường Nguyễn Thái Bình gộp lại tạo thành phường Bến Thành mới.
Phường Bến Thành đổi thành phường gì sau sáp nhập? (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND phường có phải thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị không?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường như sau:
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16 và 17 Điều 23 của Luật này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị bảo đảm sự phát triển đồng bộ, liên thông, thống nhất, hài hòa giữa các khu vực đô thị trên địa bàn; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đô thị, quản lý rác thải, nước thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ không gian xanh và hệ sinh thái đô thị theo quy định của pháp luật;
3. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị; kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị theo quy định của pháp luật;
4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, phòng chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường sống an toàn cho cư dân đô thị theo quy định của pháp luật;
5. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý dân cư đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội ở đô thị theo quy định của pháp luật;
6. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị;
7. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của tổ dân phố trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị.
Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bên cạnh đó, việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.